Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Tăng Acid Uric máu

Tăng Acid Uric máu

Tăng Acid Uric máu khá phổ biến hiện nay. Đây là một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa. Tăng acid uric có thể gây các biến chứng khác nhau, mà điển hình là bệnh Gout. Ngoài ra một số bệnh còn liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu như: bệnh sỏi thận, suy thận mạn, bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), một số người tăng huyết áp hoặc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu…

Nguyên nhân gây tăng acid Uric máu: 

        Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/ l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này.  Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các axit nhân của mọi tế bào trong cơ thể và được đào thải ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu. Vì một lý do nào đó,quá trình chuyển hóa nhân purine bị rối loạn sẽ gây tăng acid uric trong máu ( tăng tổng hợp hoặc giảm thải trừ).
Khoảng 90% trường hợp tăng acid uric máu do giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt do ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu.
10% là do tăng cid uric thứ phát: Tăng sản xuất uric do chế độ ăn, nghiện rượu,do tăng hủy tế bào ( gặp trong đa u tủy xương, thiếu máu tan máu…),… ; Giảm bài tiết uric ở thận do suy thận mạn tính, nghiện rượu, tổn thương ống lượn xa, nhiễm toan lactic, suy tim ứ huyết…; Do sử dụng thuốc: aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic...
Ngoài ra: có thể do rối loạn hoặc bất thường của các enzym chuyển hóa acid uric (1%).

Tăng acid uric máu là bệnh Gout?: 

Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.
Do đó bệnh Gout chỉ xẩy ra khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác. (khoảng 40% bệnh nhân
có cơn gút cấp nhưng acid uric máu bình thường.

Tác hại của tăng Acid uric máu: 

Điển hình nhất là việc tăng Acid uric máu gây nên tình trạng lắng đọng tinh thể urat ở các mô tạo nên các hạt tô phi hay tinh thể urat trong các dịch khớp gây nên bệnh Guot.
Urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản gây nên sỏi thận ( không cản quang), tổn thương thận, suy thận.
Tăng acid uric máu gây bất lợi, đặc biệt là người cao tuổi hay có các bệnh lý tim mạch đi kèm:  nếu chúng kết tủa và lắng đọng ở tim, mạch thì sẽ gây viêm mạch máu, xơ vữa động mạch gây thiểu năng mạch vành, đột quỵ hoặc gây viêm màng ngoài tim.
Nếu kết tủa ở vùng đầu thì có thể gây viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai, viêm màng não. Nếu kết tủa ở vùng sinh dục, các tinh thể uric gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt.

Điều trị:

+ Đối với bệnh nhân bị gout có tăng acid uric máu: Cần thay đổi chế độ ăn và sử dụng thuốc để đề phòng cơn gout cấp.
+ Đối với bệnh nhân tăng acid uric ở mức độ trung bình ( <10mg/dl) mà không có triệu chứng khác: cần thay chế độ ăn uống và sinh hoạt.
+ Đối với bệnh nhân tăng acid uric máu cao (>10mg/dl) mà gia đình có tiền sử bị gout, hiện tại bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận, hoặc có sự tăng sản xuất acid uric cấp tính cần phải sử dụng các thuốc hạ acid uric máu.

Chế độ ăn:

Hạn chế hoặc không ăn các loại thực phẩm chứ nhiều đạm có gốc purin như: Các loại phủ tạng động vật như tim, gan, thận, lòng... Các loại thịt như thịt bò, trâu, chó, dê… Trứng gia cầm, các loại măng, nấm, các loại đậu hạt…Các loại thực phẩm chế biến giàu chất béo như: chiên, quay,…
Thức ăn có lợi: Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
Không nên uống rượu, bia (trừ rượu vang đỏ có thể sử dụng để khai vị khi thấy cần thiết); Uống đủ nước (1,5 - 2 lít/ngày), không nên nhịn tiểu...

Thuốc điều trị tăng acid uric:

+ Nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric  
Allopurinol:  Liều lượng hằng ngày dựa vào nồng độ  axit  uric máu. Liều khởi đầu: Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200-300mg/ngày. Nồng độ acid uric máu thường trở về bình thường với liều 200-300mg/ngày. Không nên chỉ định trong trong cơn gút cấp mà nên chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1-2 tuần sử dụng colchicin. Cần lưu ý tác dụng phụ của allopurinol như sốt, nôn, buồn nôn, đau đầu, ban đỏ ở da, dị ứng… cần theo dõi sát trong những ngày đầu dùng thuốc, thậm chí sau 1-2 tuần dùng thuốc này.
+ Nhóm thuốc tăng thải axit uric: 

Probenecid (250mg-  3g/ngày), Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaron… Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24h, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút  mạn có  hạt  tophi. . Đôi khi có thể  dùng phối hợp allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải acid  uric. Cả hai nhóm thuốc này đều nên chỉ định trong trong cơn gút cấp
                                                                                                       DS. Lương Văn Luân