Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Các quy định của nhà nước liên quan đến khoa dược bệnh viện



  • Thông tư 05/2015/TT-BYT ban hành ngày 17/03/2015 về việc ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuốc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
  • Thông tư 40/2014/TT-BYT ban hành ngày 17/11/2014 về việc hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế.
  • Danh mục thuốc không kê đơn kèm theo thông tư 23/2014/TT-BYT ban hành ngày 30/06/2014.
  • Thông tư 19/2014/TT-BYT ban hành ngày 02/06/2014 về việc quy định quản lý thuốc gây nghiện , thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.
  • Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2014 về Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
  • Thông tư 45/2013/TT-BYT ban hành ngày 26/12/2013 về danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI.
  • Quyết định 4858/QĐ-BYT bàn hành ngày 03/12/2013 về việc ban hành thí điểm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
  • Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013.
  • Quyết định 02/QĐHN-BYT ban hành ngày 04/10/2013 về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
  • Thông tư 27/2013/TT-BYT ban hành ngày 18/09/2013 về danh mục vật tư y tế thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.
  • Thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/08/2013 về việc quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.
  • Thông tư 19/2013/TT-BYT ban hành ngày 12/07/2013 về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện.
  • Quyết định 1088/QĐ-BYT ban hành ngày 04/04/2013 về việc ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
  • Thông tư 31/2012/TT-BYT ban hành ngày 20/12/2012 về việc hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.
  • Danh mục thuốc cấp cứu trang bị trên xe ô tô cứu thương cho một kíp cấp cứu ngoại viện theo quyết định số 3385/QĐ-BYT ban hành ngày 18/09/2012.
  • Thông tư 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/06/2011 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
  • Thông tư 22/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/06/2011 về việc quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược.
  • Thông tư 15/2011/TT-BYT ban hành ngày 19/04/2011 về việc quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.
  • Thông tư 09/TT-BYT ban hành ngày 28/04/2010 về việc hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc.
  • Thông tư 13/2009/TT-BYT ban hành ngày 01/09/2009 về hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc.
  • Quyết định 04/2008/QĐ-BYT ban hành ngày 01/02/2008 về quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
  • Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 30/06/2006 về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ.



 
Cần làm gì khi trẻ bị sốt?Khi trẻ bị sốt nhẹ:
Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước.

Khi trẻ bị sốt vừa:
- Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,50C hoặc sau khi đã lau 30 phút. Lau khô và cho bé mặc lại đồ mỏng. Có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 20so với thân nhiệt trẻ. Không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ.

Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao:
Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ khám tại cơ sở y tế.


Khi nào thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt?Do sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt từ 380C trở lên. Trên thị trường có nhiều thuốc hạ sốt có thể sử dụng cho trẻ, trong đó các thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.

Có cần phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt hay không?Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ vì không làm tăng thêm tác dụng như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá…

Trẻ bị sốt có bắt buộc nằm trong nhà hay có thể ra ngoài trời?Nếu trẻ bị sốt nhẹ và vẫn chơi giỡn bình thường, phụ huynh không nên ép trẻ phải nằm mãi trong nhà, có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng phải tránh lúc nắng gắt hay khi thời tiết xấu. Nếu trẻ bị sốt cao thì nên cho trẻ nằm nghỉ nơi yên tĩnh trong nhà, thỉng thoảng cũng có thể cho trẻ ra sân để vận động một chút.

Phòng tránh mất nước và vấn đề dinh dưỡng cho trẻ.- Khi bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi. Ngoài ra cơ thể cũng bị mất đi năng lượng và các Vitamin tan trong nước. Nên bù lại bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là Vitamin C và Vitamin nhóm B.

- Trong thời gian sốt, trẻ thường bỏ ăn. Cha mẹ nên cố gắng cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để trẻ không bị mất nước và sụt cân.

- Nếu trẻ đi tiểu nước tiểu màu vàng nhạt, tối thiểu mỗi 4 giờ một lần, thì trẻ đã được bù nước tốt.

Có nên truyền dịch cho trẻ khi bị sốt?

Khi trẻ tỉnh táo và uống được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước. Việc truyền dịch là không cần thiết.

Truyền dịch chỉ được chỉ định ở trẻ bị mất nước nặng và được thực hiện trong bệnh viện.

Cần làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?

Một số trường hợp trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật (hay được gọi là nóng làm kinh), thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi (nhiều nhất từ 6 tháng đến 18 tháng) và hay tái phát (tỷ lệ tái phát 25%). Cơn co giật thường xảy ra ngắn (dưới 5 phút) và trẻ tỉnh táo sau co giật. Phụ huynh cần biết chăm sóc trẻ đúng cách để không đưa đến những tai biến do xử trí sai lầm.

Các biến chứng nguy hiểm là:- Ngạt thở: Khi co giật trẻ tiết nhiều đàm gây tắc đường thở.
- Thiếu oxy não, tổn thương não: Khi co giật kéo dài do không hạ nhiệt tích cực.

Các bước cần làm khi trẻ bị sốt cao so giật:
Bước 1: Làm thông đường thở
- Đặt trẻ nằm nghiêng bên: Đàm nhớt chảy ra ngoài tránh tắc đường thở.
- Hút đàm nhớt nếu có sẵn dụng cụ hút.
Bước 2: Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt
- Cởi bỏ quần áo.
- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt Paracetamol liều 10mg/kg/lần
(6 tháng – 1 tuổi: 1 viên 80mg; 1-5 tuổi: 1 viên 150mg)
Bước 3: Lau mát hạ sốt
- Nhúng khăn vào nước ấm (như nước tắm bé) hoặc nước thường, vắt ráo. Đặt ở nách, bẹn và lau khắp người. Thêm nước ấm vào nếu cần.
- Thay khăn mới mỗi 2-3 phút.
- Ngưng lau mát khi nhiệt độ nách < 380C.
Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu phải đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Những trường hợp nào thì phải đưa trẻ đi đến cơ sở y tế?Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.
- Sốt trên 40,10C
- Trẻ khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.
- Trẻ khóc khi cử động hoặc khi ba mẹ chạm vào trẻ.
- Trẻ li bì, khó đánh thức.
- Cổ cứng.
- Có bất kỳ phát ban da nào.
- Trẻ khó thở, và không thấy đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ.
- Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được.
- Nôn mọi thứ.
- Tiêu máu, ói máu.
- Trẻ bị co giật.
- Trẻ trông rất yếu và mệt.

Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu:

- Trẻ từ 2-4 tháng tuổi (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vaccin bạch hầu – ho gà – uốn ván và trẻ không có triệu chứng nặng nào khác).
- Sốt trên 400C (nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi).
- Trẻ đau khi đi tiểu.
- Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.
- Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

Những điều cần tránh khi trẻ bị sốt
Không nên:
- Ủ ấm trẻ.
- Lau trẻ bằng nước đá lạnh, cồn, dấm.
- Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở.
Tham khảo: Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ